Thông minh là di truyền hay kết quả của sự khuyến khích và chăm sóc đúng đắn? Chắc chắn yếu tố gien đóng vai trò
quyết định nhưng các nghiên cứu bước đầu cho thấy môi trường sống, quá trình học hỏi cũng như những tác động
không nhỏ tới sự phát triển tới trí tuệ của trẻ. Dưới đây là những bí kíp giúp phát triển trí tuệ của trẻ đã được chứng minh
và tổng kết qua thực nghiệm.
CHƠI NHẠC
Đôi khi bạn không đủ kiên nhân để lắng nghe trẻ học chơi đàn nhưng nếu biết rằng học nhạc là cách khuyến khích
não bộ phát triển tự nhiên và vui vẻ nhất thì hẳn bạn sẽ sẵn sang nghe tiếng đàn của bé. Theo nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu ĐH Toronto, trẻ được học nhạc luôn có chỉ số IQ cao hơn và thường có thiên hướng về nghệ thuật
và học càng nhiều năm, tác động của âm nhạc lên não bộ càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học nhạc khi
nhỏ sẽ dự báo được kết quả học tập tốt hơn và chỉ số IQ cao hơn khi trưởng thành. Vậy nên nếu bạn muốn bé yêu
thông minh hơn, hãy cho bé tham gia ban nhạc ở trường hoặc học một vài lớp thanh nhạc hay học chơi một nhạc
cụ nào đó.
BÚ MẸ
Sữa mẹ là thực phẩm cơ bản của não. Nghiên cứu cho thấy bú mẹ mang lại những lợi ích tối đa cho sự phát triển
của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là nguồn dinh dưỡng quý giá không
có gì thay thế. Các nhà nghiên cứu Đam Mạch khẳng định rằng sữa mẹ giúp trẻ vừa khỏe mạnh hơn, vừa thông minh
hơn.
TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN THÂN THỂ
Nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Illinois đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa điểm số trong môn thể dục
và thành tích trong học tập của các học sinh tiểu học. Việc tham gia vào các phong trào thể dục thể thao trong
nhà trường cũng củng cố them sự tự tin trong giao tiếp. Nghiên cứu này cũng cho thấy 81% phụ nữ thành đạt
trong kinh doanh từng tham gia các CLB thể thao khi nhỏ.
CHƠI ĐIỆN TỬ
Chúng ta luôn kết tội trò chơi điện tử là nguyên nhân làm gia tăng tội ác, thói lười biếng và lối sống thu mình nhưng
ít người biết rằng nó có thể phát triển khả năng tư duy, kĩ năng lập kế hoạch cũng như làm việc theo nhóm và tất nhiên
là khả năng sáng tạo nữa. Các công ty sản xuất đồ chơi giáo dục như Leapfrog đang nghiên cứu các trò chơi điện tử
dành cho trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi tập đi, với mục tiêu nâng cao các kĩ năng vận động và ghi nhớ.
Một nghiên cứu gần đây của ĐH Rochester chỉ ra những tình nguyện viên chơi trò chơi điện tử có khả năng nhận thức
và ghi nhớ các kí hiệu tốt hơn những trẻ không được chơi trò chơi điện tử.
Ở một số trường tại Anh, các giáo viên tiếng Anh đã bắt đầu đưa một số trò chơi điện tử vào chương trình giảng dạy.
CHỌN ĐỒ ĂN VẶT
Loại bỏ đường, chất béo no ( Chất béo động vật) và một số đồ ăn vặt khác như bim bim, khoai tây chiên…
và thay thế các thực phẩm này bằng cắc thực phẩm giàu dinh dưỡng như hạt điều, hoa quả khô không đường…
là một trong những cách giúp não bộ của trẻ phát triển, nhất là trong hai năm đầu đời.
KHUYẾN KHÍCH SỰ TÒ MÒ
Nếu muốn khơi gợi sự tò mò và khả năng tư duy các sáng kiến, bạn cần nhớ một nguyên tắc: Không ngừng học hỏi
Hãy ủng hộ những sở thích và thu hút sự quan tâm của trẻ bằng cách đặt cho chúng những câu hỏi, hãy dạy trẻ
những kĩ năng mới và hãy hướng chúng tới những điều có thể khơi gợi sự tò mò.
Phương pháp tăng chỉ sổ IQ đã được chứng minh này đôi khi bị bỏ qua trong cuộc chạy đua tạo ra những đứa con
thông minh của các ông bố, bà mẹ. Có thể nói, đọc sách là một trong những cách cổ điển nhưng vô cùng hiệu quả
trong việc bổ sung kiến thức và phát triển nhận thức của trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi. Hãy tạo cho bé thói quen đọc sách
càng sớm càng tố, làm thẻ thư viện cho những trẻ đã biết đọc và nhất thiết bé phải có một tủ sách riêng.
ĂN SÁNG
Nghiên cứu trong những năm 1970 cho thấy ăn sáng giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và khả năng học tập.
Không ăn sáng, trẻ thường dễ mệt mỏi, cáu kỉnh và phản xạ chậm chạp hơn so với những trẻ ăn sáng đầy đủ.
TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ
Cờ vây, cờ vua, giải ô chữ, câu đố, giải mã đều giúp rèn luyện trí não. Các trò chơi như Sodoku( ô số kì ảo) vừa
rất vui vừa giúp rèn luyện khả năng tư duy, giải quyết vấn đề đưa ra quyết định. Hãy luôn tạo ra những tình huống
phức tạp để trẻ phải suy nghĩ, tìm cách giải quyết, điều này rất hữu ích khi trẻ trưởng thành.